NỐI ỐNG HDPE BẰNG MĂNG SÔNG

Nội dung chính
Ống nhựa HDPE đang là sản phẩm ngày càng phổ biến và được ứng dụng trong rất nhiều nghành công nghiệp hiện nay như xây dựng, nông nghiệp và cả thủy sản. Trong quá trình lắp đặt ống sẽ tránh khỏi công đoạn cắt nối ống HDPE và quá trình này là khâu cực kì quan trọng vì ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình vận hành và sử dụng đường ống sau này.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nối ống đúng cách, hiện nay để nối ống HDPE có 2 cách phổ biến đó là phương pháp hàn nhiệt đối đầu và sử dụng măng sông nối ống. Trong bài viết dưới đây, Nhựa Hoa Sen sẽ hướng dẫn chi tiết cách nối ống HDPE bằng phương pháp măng sông đây là phương bằng măng sông, đây là phương pháp đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả, bất cứ ai cũng có thể thực hiện được, cùng theo dõi ngay nhé!

Vì sao nên sử dụng ống nhựa HDPE trơn dẫn nước?
Ống nhựa HDPE trơn được thiết kế dùng trong cấp nước sinh hoạt cho hộ gia đình, tưới tiêu nông nghiệp. Loại ống này có đặc điểm bề mặt trơn nhẵn, hệ số ma sát nhỏ giúp dòng nước được lưu thông hiệu quả, không bị tắc nghẽn.
Bên cạnh đó ống nước không bị ăn mòn bởi axit, dung dịch muối nên có độ bền cao. Môi trường đất thường có tính axit, kiềm hoặc trung tính. Nhưng với ống nhựa HDPE dù ở môi trường đất nào cũng không hề ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và độ bền của ống.
Ống nhựa HDPE chịu được ánh nắng mặt trời, ít bị lão hóa của tia cực tím. Đối với thời tiết ở Việt Nam nhiều nơi nắng nóng thời gian dài nên các loại ống nhựa khác dễ bị tia cực tím gây hư hỏng nhưng ống nhựa HDPE khắc phục được nhược điểm này.
Ống HDPE có độ mềm dẻo cao, khả năng chịu biến dạng tốt, linh hoạt, và khá nhẹ, dễ dàng cho việc di chuyển. Khi lắp đặt dưới lòng đất chịu được các rung chấn xung quanh (động đất…)
Phương pháp hàn nhiệt giúp hệ thống đồng nhất hơn khi lắp đặt, độ bền mối nối cao.

Nối ống HDPE bằng phương pháp măng sông

Các bước nối ống bằng măng sông – Có 6 bước sau:
Bước 1: Vặn hết cỡ măng sông vào đầu ống cần nối theo chiều kim đồng hồ, sau đó dùng cưa cắt nắp đậy của măng sông đó.
Bước 2: Đánh dấu trên ống cần nối còn lại sao cho khoảng cách từ đầu ống tới điểm đánh dấu bằng một nửa chiều dài măng sông.
Bước 3: Đặt thẳng hàng các đầu ống, đầu của ống thứ hai sát với măng sông. Xoay măng sông ngược chiều kim đồng hồ cho tới điểm đánh dấu.
Bước 4: Dùng bằng cao su non quấn chặt khe tiếp giáp giữa măng sông và hai ống được nối.
Bước 5: Dùng băng cao su lưu hoá quấn bao quanh ngoài phần cao su non.
Bước 6: Cuối cùng dùng băng keo PVC chịu nước quấn tiếp một lần nữa ra ngoài cùng.
Khi xong cần kiểm tra cẩn thận mối nối ống bằng măng sông nhé.
Các lưu ý khi thực hiện nối ống
Cắt đầu ống nối phải phẳng (không bị chéo). Nếu không đạt yêu cầu trên việc lắp đặt mối nối sẽ gặp khó khăn và làm ảnh hưởng đến chất lượng mối nối, cụ thể đường ống nối rất dễ bị hở hoặc có thể bị rời ra trong quá trình thi công.
Mối nối sau khi hoàn thiện phải phải thẳng. Nếu nối xong mà ống vẫn bị cong vẹo sẽ rất khó khăn cho quá trình thi công kéo cáp ngầm.
Quý khách cần tuân thủ thực hiện đầy đủ 6 bước nêu trên để đảm bảo mối nối đạt tiêu chuẩn tránh được những thiệt hại cho quá trình về sau.